Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Bạn sẽ bất ngờ khi biết sự thật đằng sau OPPO - Vivo, bộ đôi vừa xô ngã Xiaomi

Bạn sẽ nhận ra rằng Xiaomi sẽ gặp rất nhiều khó khăn nữa khi OPPO - Vivo mới chỉ bắt đầu.

Xem thêm:
Vừa mới đây thôi, bảng xếp hạng top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới đã có những thay đổi đáng kể. Theo IDC, lần lượt vị trí thứ 4 và thứ 5 thuộc về Xiaomi và Lenovo đã bị thay thế bởi 2 nhà sản xuất cũng tới từ Trung Quốc, nhưng ít nổi danh hơn là OPPO và Vivo.Xiaomi Redmi 3A
Nghe lạ lắm phải không? Nhưng đây hoàn toàn là sự thật, 2 ông lớn là Xiaomi và Lenovo đã bị soán ngôi bởi những người đồng hương. Với Xiaomi, đó là hệ quả của việc lao nhanh như tên lửa trong thời gian qua, còn Lenovo phải gồng gánh thêm cả Motorola đã hết thời.
Tất nhiên, vẫn sẽ có những ý kiến cho rằng, trong quý tiếp theo, bộ đôi Xiaomi và Lenovo sẽ trở lại, hoặc ít nhất, vị trí thứ 4 và thứ 5 trong bảng xếp hạng danh giá sẽ được trao cho những nhà sản xuất có tên tuổi hơn. Họ tin rằng Vivo hay OPPO chỉ là nhất thời, còn đẳng cấp mới là mãi mãi?
Số liệu từ IDC trong Q1/2015 vừa qua.

Đó là một góc nhìn, nhưng bí mật này sẽ cho bạn góc nhìn khác
Giữ bình tĩnh nhé, 2 thương hiệu smartphone Trung Quốc - Vivo và OPPO thực chất là chung một mẹ.
Cả 2 thương hiệu này đều trực thuộc tập đoàn lớn nhất là BBK Electronics có trụ sở tại Quảng Châu. Lĩnh vực kinh doanh chính của BBK Electronics tại Trung Quốc bao gồm rất nhiều các sản phẩm điện tử như: TV, máy nghe nhạc, máy ảnh số và đặc biệt là điện thoại di động.Samsung Galaxy A9 Pro giá bao nhiêu
Riêng mảng kinh doanh di động, BBK Electronics có tới 3 thương hiệu khác nhau và hoạt động hoàn toàn độc lập: OPPO Electronics, Vivo Mobile và OnePlus. Hai thương hiệu smartphone OPPO và Vivo được ra đời trước, còn OnePlus thì ít tên tuổi hơn và ra đời sau.
Oppo và Vivo thực chất đều thuộc BBK Electronics có trụ sở tại Quảng Châu.

Nghĩa là, nếu nhìn vào bảng xếp hạng 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu hiện nay, 2 trong số 5 cái tên này thực chất là của duy nhất 1 tập đoàn BBK Electronics. Dù là OPPO hay Vivo, tập hoàn BBK Electronics vẫn là đơn vị được hưởng lợi cuối cùng.
Nếu gộp chung thị phần di động mà hiện 2 thương hiệu này nắm giữ, BBK Electronics đang nắm trong tay ít nhất 9,8% thị trường (chưa bao gồm OnePlus), cao hơn cả mảng di động của Huawei ở vị trí thứ 3 (8,2%) và chỉ chịu xếp sau 2 công ty lớn nhất - Apple, Samsung.
Nói cách khác, vị trí 2 nhà sản xuất smartphone lớn thứ 4 và thứ 5 thế giới hiện tại hoàn toàn không phải là sự ngẫu nhiên. Ngôi vị mà OPPO và Vivo hiện chiếm giữ đều đã được toan tính và sắp đặt từ trước.
Thực ra, OPPO và Vivo đã nằm gai nếm mật không dưới 10 năm để chờ đợi giây phút vinh quang này
Cái tên OPPO tại thị trường Việt Nam có thể còn khá non trẻ, nhưng trên thực tế, thương hiệu này đã được ra đời từ năm 2006, nghĩa là đã 10 năm trôi qua. Tương tự như vậy, Vivo Mobile cũng ra đời từ năm 2009, nghĩa là họ đã có ít nhất 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực smartphone.
Đáng chú ý, mặc dù hoạt động như 2 thương hiệu riêng biệt, nhưng OPPO và Vivo lại có 2 điểm chung đó là: phương thức bán hàng và chiến lược quảng cáo.Sony Xperia X Performance giá bao nhiêu

Về phương thức bán hàngcả 2 thương hiệu này đều chọn cách bán ra trực tiếp smartphone tại các hệ thống bán lẻ, thay vì chạy theo xu hướng thương mại điện tử như Xiaomi nhằm cắt giảm chi phí. Điều này giải thích tại sao, OPPO Việt Nam lại chọn phương thức bán lẻ qua nhiều hệ thống tới vậy.
Câu chuyện cần đề cập ở đây là OPPO và Vivo đều tỏ ra khác người tại Trung Quốc. Họ chọn cách liên kết chặt chẽ với các nhà bán lẻ, kết hợp với các đại diện này để quảng bá thương hiệu của mình.
OPPO và Vivo cũng sẽ đảm bảo rằng, giá sản phẩm sẽ không đột ngột bị thả trôi sau khoảng 6 tháng. Họ luôn đảm bảo mức lợi nhuận nhất định cho các đối tác.
Nhờ đó, các đơn vị phân phối sẽ có thêm động lực để giúp Vivo, OPPO tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, cung cấp các dịch vụ bán hàng chất lượng cao, đồng thời tạo dựng thương hiệu cho cả 2 công ty này.
Ngoài ra, mạng lưới phân phối mà Vivo hay OPPO hướng tới cũng khá giống nhau, không phải là người dùng ở các thành phố lớn, mà là các tỉnh thành lân cận, nơi mà nhu cầu cũng, như khả năng tài chính của người dùng chỉ ở mức trung lưu. Tất nhiên, tại các thành phố lớn, họ sẽ chỉ tập trung vào việc xây dựng hình ảnh lấy tiếng, mà không đặt ra kì vọng chen chân vào thị trường này.
Nếu nhìn xa một chút, đây là một chiến lược thông minh và đầy toan tính. Không phải ngẫu nhiên mà OPPO hay Vivo chỉ hướng tới đối tượng người dùng bình dân. Bởi chỉ khoảng 5 năm nữa, các khách hàng tiềm năng của 2 công ty này sẽ chiếm 38% dân số Trung Quốc, trong khi con số này chỉ là 18% trong năm 2002.

Tương tự như vậy, OPPO và Vivo còn là bộ đôi ăn ý trong phương thức quảng bá sản phẩm. Người ta đã phát hiện ra rằng, cả hai công ty đã cùng tài trợ cho một chương trình truyền hình tại Hồ Nam, Trung Quốc. Cả OPPO và Vivo đều xuất hiện trong quảng cáo của chương trình trên, và đặt logo ở vị trí nổi bật nhất.
Trong khi Vivo lựa chọn chất lượng âm thanh là yếu tố nổi bật để quảng cáo, thì với OPPO là việc nâng tầm camera chất lượng cao. Điều đáng nói là các tính năng mà cả 2 công ty này quảng cáo đều không bị chồng chéo hoặc bị trùng lặp nhau.
Sâu xa hơn, đây cũng được xem là hình thức quảng bá sản phẩm đánh thẳng vào Xiaomi, khi công ty này hiếm khi dựa vào quảng cáo hay truyền thông ở Trung Quốc, cũng như thị trường quốc tế.
Rõ ràng, cùng chung phương thức bán hàng, cùng chung chiến lược quảng cáo, cùng một công ty chủ quản, và nếu gộp thị phần của cả 2 thương hiệu này làm một, chắc chắn, không ai trong số Xiaomi, Huawei, hay Lenovo đang thực sự làm chủ được thị trường di động Trung Quốc, cũng như sân chơi quốc tế.
Nguồn: Genk.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét